Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

CHỐNG THẤM TẦNG HẦM - NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

07/10/2023
TIN TỨC

Chống thấm tầng hầm đang là hạng mục được quan tâm khá nhiều trong thời gian gần đây. Để đáp ứng nhu cầu chỗ ở, nhiều nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại,... được xây dựng lên với cấu trúc có tầng hầm nhằm tăng diện tích sử dụng. Tầng hầm nằm âm trong mặt đất cho nên vật liệu xây dựng phải là loại đặc biệt. Các cột trụ của tầng hầm phải vững chắc để có thể chịu sức ép lớn từ ngôi nhà.

CHỐNG THẤM TẦNG HẦM - HẠNG MỤC THIẾT YẾU TRONG CẤU TRÚC CÔNG TRÌNH 

Tầng hầm nhà cao tầng là phần nền móng của mỗi công trình, được thiết kế phục vụ cho nhiều mục đích hoạt động khác nhau, ví dụ như:

● Tầng hầm để xe, gara ô tô giải quyết tình trạng thiếu diện tích sân bãi ở những nơi đất chật người đông như TPHCM, Hà Nội.
● Làm hầm kho chứa đựng và lưu trữ hàng hóa.

chống thấm tầng hầm     chống thấm tầng hầm

Do đó việc thiết kế thi công chống thấm tầng hầm là công việc cần làm chuẩn chỉ ngay từ khâu thiết kế.

● Tầng hầm là nền móng cho cả một công trình hàng chục tầng là nơi chịu áp lực lớn nhất. Nếu không chú trọng chống thấm ngay từ đầu. Tầng hầm thấm dột sẽ làm giảm sự kiên cố, nhanh xuống cấp mang đến những nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm.

● Hầm nhà cao tầng thường phải đào sâu, dễ chạm đến các mạch nước ngầm nên nguy cơ bị thấm ngược rất cao.

● Hầm bị ẩm ướt làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, hoặc làm hư hỏng hàng hóa nguyên vật liệu đang trữ tại đó.

● Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng để đảm bảo yếu tố mỹ quan, không gian khô ráo,  sạch sẽ.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TẦNG HẦM BỊ THẤM

● Sử dụng vật liệu kém chất lượng hoặc pha trộn không đúng theo tỷ lệ.

● Thi công chống thấm sơ sài, kém chất lượng: sử dụng vật liệu chống thấm không phù hợp, thi công chống thấm không đúng quy trình cũng là nguyên nhân khiến tầng hầm bị thấm

● Địa thế vị trí của tầng hầm : do ở vị trí ngầm dưới dưới đất, nên phải chịu tác động của các mạch nước ngầm và hệ thống cấp thoát nước của công trình.

chống thấm tầng hầm

CÁC VỊ TRÍ GÂY THẤM TẦNG HẦM

● Thấm tại mạch ngừng: Đây là vị trí hầu hết các công trình đều gặp phải, do việc đổ bê tông không được liên tục làm cho sàn bê tông bị rỗng mạch ngừng hoặc do vị trí này không lắp đặt các băng cản nước, thanh trương nở.

● Thấm khe co giãn: Đối với khe co giãn bê tông, cũng do quá trình đổ ghép bê tông nên tạo ra những khe để bê tông thở, chính vì thế nước cũng dễ dàng thấm qua vị trí này.

● Thấm sàn, vách tầng hầm do các vết nứt, rỗ bê tông: Nứt sàn, tường vách bê tông xảy ra khi có sự va chạm địa chấn, kết cấu không vững chắc hoặc sử dụng phụ gia kém chất lượng.

BIỆN PHÁP XỬ LÝ THẤM TẦNG HẦM

Chống thấm tầng hầm là một trong những công đoạn cực kì phức tạp, nên cần phải được thực hiện bởi đội ngũ thi công có tay nghề cao, nếu thi công chống thấm không đúng kỹ thuật thì mạch nước ngầm sẽ dễ dàng thấm từ ngoài lòng đất vào trong, về lâu dài sẽ gây hư hỏng đến kết cấu, cơ sở hạ tầng tòa nhà cao tầng. 

Chống thấm 3B qua bài viết này giưới thiệu đến các bạn 2 phương pháp chống thấm cho tầng hầm mang lại hiệu quả tốt nhất, cùng theo dõi nhé.

1. Chống thấm tường tầng hầm

● Chống thấm vách ngoài tầng hầm

Là phương pháp Chống thấm thuận (bên ngoài tường tầng hầm), sau khi hoàn thành xong móng nhà là tiến hành chống thấm ngay, đối với phương pháp này, Chống thấm 3B sẽ sử dụng sản phẩm 3B-450 Dung Dịch Chống Thấm Nhựa Đường Cao Su Hóa Gốc Bitum để thực hiện thi công chống thấm.

   chống thấm tầng hầm

*** Quy trình chống thấm thuận tường tầng hầm ***

- Bước 1: Vệ sinh mặt bằng

Vệ sinh bề mặt sạch sẽ, không dính bụi bẩn, tạp chất hay dầu mỡ.

- Bước 2: Quét lớp lót chống thấm 3B-350

Trộn dung dịch lớp lót 3B-350 với nước theo tỷ lệ 1 : 4 và quét khắp bề mặt thi công, lớp lót giúp tạo ẩm cho bề mặt thi công và tăng cường độ kết dính giữa bề mặt và lớp chống thấm.

- Bước 3: Quét lớp chống thấm 3B-450 lần 1

Pha 3B-450 với 10% nước sạch và khuấy đều, sau đó quét lên mặt bằng sau khi lớp lót đã khô hoàn toàn.

- Bước 4: Quét lớp chống thấm 3B-450 lần 2

Sau khi lớp chống thấm thứ nhất đã khô (3-4 tiếng), chúng ta tiến hành quét lớp chống thấm thứ 2 theo hướng vuông góc với lớp thứ nhất.


● Chống thấm vách trong / sàn đáy tầng hầm

Là phương pháp Chống thấm ngược (bên trong tường tầng hầm), với phương pháp này, cần sử dụng vật liệu chống thấm chịu được áp lực nước thủy tĩnh. Chống thấm 3B sử dụng Dung Dịch Chống thấm ngược thẩm thấu tinh thể 3B-210 để tiến hành thi công hạng mục này.

   

*** Quy trình chống thấm ngược tường tầng hầm ***

- Bước 1: Vệ sinh mặt bằng

Vệ sinh bề mặt sạch sẽ, không dính bụi bẩn, tạp chất hay dầu mỡ.

- Bước 2: Quét lớp lót chống thấm 3B-210

Trộn dung dịch chống thấm 3B-210 với nước theo tỷ lệ 1 : 1 để làm lớp lót và quét khắp bề mặt thi công, lớp lót 3B-210 giúp tạo ẩm cho bề mặt thi công và tăng cường độ kết dính giữa bề mặt và lớp chống thấm.

- Bước 3: Pha trộn 3B-210 theo tỷ lệ

Dùng máy khuấy trộn đều dung dịch theo tỷ lệ ( 3B-210 : Nước : Xi măng = 1 : 0,2 : 2,5)

- Bước 4: Quét lớp chống thấm 3B-210 lần 1

Quét lớp chống thấm ngược 3B-210 lên bề mặt sau khi lớp lót đã khô hoàn toàn.

- Bước 5: Quét lớp chống thấm 3B-210 lần 2

Sau khi lớp chống thấm thứ nhất đã khô (3-4 tiếng), chúng ta tiến hành quét lớp chống thấm thứ 2 theo hướng vuông góc với lớp thứ nhất.


*** Quy trình chống thấm ngược sàn đáy tầng hầm ***

- Bước 1: Vệ sinh mặt bằng

Vệ sinh bề mặt sạch sẽ, không dính bụi bẩn, tạp chất hay dầu mỡ.

- Bước 2: Vát góc + dán lưới chân tường

Trộn phụ gia 3B-100 với vữa để vát góc chân tường, kết hợp với lưới thủy tinh nhằm gia cường cho lớp chống thấm và tránh bị gãy ngay góc vuông chân tường.

- Bước 3: Quét lớp lót chống thấm 3B-210

Trộn dung dịch lớp lót 3B-350 với nước theo tỷ lệ 1 : 4 và quét khắp bề mặt thi công, lớp lót giúp tạo ẩm cho bề mặt thi công và tăng cường độ kết dính giữa bề mặt và lớp chống thấm.

- Bước 4: Quét lớp chống thấm 3B-450 lần 1

Pha 3B-450 với 10% nước sạch và khuấy đều, sau đó quét lên mặt bằng sau khi lớp lót đã khô hoàn toàn.

- Bước 5: Dán lưới thủy tinh phủ khắp bề mặt sàn (nếu cần)

Nếu diện tích bề mặt sàn quá lớn, ta cần phủ thêm lưới thủy tinh khắp mặt sàn để tăng cường lớp chống thấm, ta cần thực hiện bước này khi lớp chống thấm thứ nhất còn ẩm để lưới dính chặt vào lớp chống thấm và phát huy hết công dụng của lưới.

- Bước 6: Quét lớp chống thấm 3B-450 lần 2 và rải cát

Sau khi lớp chống thấm thứ nhất đã khô (3-4 tiếng), chúng ta tiến hành quét lớp chống thấm thứ 2 theo hướng vuông góc với lớp thứ nhất.

Đồng thời tiến hành rải cát nhằm tạo bề mặt nhám để tiến hành cán lớp vữa bảo vệ.


Tầng hầm là vị trí chịu áp lực rất lớn, nên ta phải cực kì chú trọng đến vật liệu xây dựng khi thi công tầng hầm cũng như các công tác bảo vệ kết cấu cho tầng hầm là rất quan trọng. Hy vọng qua bài viết trên có thể mang đến cho các bạn thêm kinh nghiệm cũng như tầm quan trọng của việc Chống thấm tầng hầm.

Khi cần khảo sát hoặc xử lý thấm, hãy liên hệ với Chống thấm 3B, chúng tôi luôn mang đến cho Quý khách hàng giải pháp tối ưu nhất.


Xem chi tiết quy trình chống thấm cho các sản phẩm tại đây

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan