Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ - NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

18/05/2019
TIN TỨC

Những vết ố loang lổ, ẩm mốc trên trần nhà mỗi khi mùa mưa đến gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà, phá hỏng kết cấu trần nhà, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của người thân trong gia đình luôn là nỗi lo của không ít gia chủ. Cùng Chống Thấm 3B tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục vấn đề này nhé.

CHỐNG THẤM TRẦN NHÀ - NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

chống thấm trần nhà  

1. NGUYÊN NHÂN GÂY THẤM TRẦN NHÀ

Khi trần nhà xuất hiện những dấu hiệu thấm nước, bạn cần kiểm tra ngay vị trí thấm đó có đang mắc phải những nguyên nhân bị thấm nước dưới đây:

Thấm nước do sàn mái bị rạn nứt:

Sàn mái bê tông là vị trí chịu tác động thường xuyên của thời tiết, sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên sẽ gây ra các vết nứt nghiêm trọng ở sàn mái. Nếu sàn mái không được chống thấm tốt, những vết rạn nứt này vào mùa mưa làm nước len lỏi vào, tạo thành các dòng chảy rò rỉ xuống trần nhà, làm trần nhà gặp phải tình trạng thấm nước.

Thấm từ sàn nhà trên lây lan xuống:

Trường hợp này xảy ra đối với những ngôi nhà cao tầng. Khi nơi thấm nước là ở sàn nhà tầng trên và bắt đầu lây lan xuống trần nhà bên dưới.

Ngoài ra, sàn nhà vệ sinh bị thấm nước nhưng không được lau chùi hay nước mưa ứ đọng ở ban công, sân thượng cũng góp phần làm trần nhà bên dưới bị thấm nước.

Thấm nước do lỗi thi công hoặc vật liệu không phù hợp:

Lỗi này xuất phát từ những ngày đầu thi công, khi mà các thợ xây tính toán sai các bước kĩ thuật, hoặc xem nhẹ công tác chống thấm, lựa chọn và sử dụng loại vật liệu - phụ gia chống thấm không phù hợp cũng dẫn đến tình trạng sàn nhà nhanh xuống cấp và gây thấm nghiêm trọng.


2.PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM TRÀN NHÀ

Đối với vị trí trần nhà đã bị nứt nẻ và xuống cấp do những nguyên nhân thấm nước kể trên nên cần phải lựa chọn phương án xử lý thấm dột hợp lý. Vị trí trần nhà khi xử lý thấm nước cần phải thực hiện từ sàn trên, bởi những nguyên nhân khiến trần nhà thấm nước đều xuất phát chủ yếu từ vị trí sàn tiếp giáp ngay phía bên trên.

Bước 1: Kiểm tra nứt

Kiểm tra xem sàn trên có xuất hiện vết nứt không, nếu có, ta nên xử lý vết nứt theo quy trình sau:

1. Cắt đường nứt 

2. Gia cố vết nứt bằng Epoxy 3B-1400

3. Trám trét bề mặt vết nứt bằng Epoxy 3B-1401

Bước 2: Thực hiện chống thấm cho bề mặt sàn

- Nếu sàn trên là sàn mái, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm có độ đàn hồi cao và chịu được thời tiết tốt như: 3B-450 (gốc Bitum)3B-800 (gốc Acrylic)3B-W800 Pro (gốc Polyurethane)

- Nếu là sàn tầng trên, ban công, nhà vệ sinh,... Hay những nơi không tiếp xúc trực tiếp với thời tiết, chúng ta có thể sử dụng sản phẩm chống thấm gốc xi măng như: 3B-2003B-2203B-Flex300

- Chúng ta thực hiện chống thấm theo quy trình sau:

1. Xử lý cổ ống (nếu có)

2. Vệ sinh bề mặt thi công

3. Quét lớp lót 3B-350 giúp tăng độ kết dính giữa lớp chống thấm và sàn

4. Quét 2 lớp phủ chống thấm

5. Cán vữa bảo vệ lớp chống thấm

Với thông tin bài viết mang lại, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân trần nhà bị thấm nước và giải pháp xử lý thấm dột tối ưu nhất. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc chưa được giải đáp về sản phầm và quy trình chống thấm, hãy liên hệ với Chống Thấm 3B để được tư vấn tốt nhất.

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan