Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

QUY TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM SẢN PHẨM 3B-220

17/07/2023
QUY TRÌNH THI CÔNG

Muốn đạt được hiệu quả cao trong việc thi công chống thấm và xử lý thấm thì ngoài việc tìm được sản phẩm chất lượng, chúng ta cần phải thực hiện thi công theo đúng quy trình và những lưu ý nhà sản xuất đề ra.

Cùng theo dõi QUY TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM của sản phẩm chống thấm 3B nhé.

CHỐNG THẤM ĐÀN HỒI 2 THÀNH PHẦN (GỐC XI MĂNG)

VẬT LIỆU THI CÔNG:

● 3B-100 Dung Dịch Chống Thấm Latex Dùng Cho Vữa

● 3B-350 Dung Dịch Chống Thấm Lớp Lót Cải Tiến Cường Hóa

● 3B-220 Hợp Chất Chống Thấm Acrylic Tính Đàn Hồi Gốc Xi Măng(2 thành phần)

3B-1400 Epoxy Gia Cố Đường Nứt

3B-1401 Epoxy Trám Trét Đường Nứt

3B-L60 Lưới Gia Cường Chống Nứt.

vật liệu thi công chống thấm

THIẾT BỊ THI CÔNG:

● Máy Hút Bụi Công Nghiệp

● Máy Mài Sàn Công Nghiệp

● Máy Đục Beton

● Máy Khuấy Trộn

● Dụng cụ Thi Công.


PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG CHỐNG THẤM (TOILET, LOGIA, PHÒNG GIẶT…)

quy trình thi công chống thấm 3b-220

Trình tự

thi công

Hạng mục thi công / Vật liệu sử dụng

Quy cách định mức

Ghi chú

1

Vệ sinh dọn dep mặt bằng, cắt sắt bê tông, trám trét lỗ tổ ong.



2

Hoàn thành vệ sinh mặt bằng 



3

Trộn vữa với 3B-100 để vát góc và trám trét miệng ống tăng cường



4

3B-350 Dung dịch chống thấm lớp lót cải tiến cường hóa

0.3 kg/m²

Lớp lót

5

3B-220 Hợp chất chống thấm Acrylic tính đàn hồi 2 thành phần gốc xi măng.

1 kg/m²

Lớp giữa

6

Dán lưới thủy tinh gia cố tăng cường chống nứt góc.

20 cm

Lớp lưới

7

3B-220 Hợp chất chống thấm Acrylic tính đàn hồi 2 thành phần gốc xi măng.

1 kg/m²

Lớp phủ

8

Thi công công trình tiếp theo



QUI TRÌNH THI CÔNG CHỐNG THẤM SÀN MÁI:  

1. Khảo sát thực tế Khu vực thấm (KVT):

● Nguyên nhân xảy ra thấm dột là do kỹ thuật thi công, kết cấu bê tông đáy sàn tầng hầm kém chất lượng, nhiều lỗ tổ ong, và mối tiếp giáp giữa sàn và cột dầm có nhiều vết nứt. Nên xuất hiện tình trạng bị thấm, nước chạy từ các khe nứt, khe tiếp giáp và bị ẩm, bị lan ra xung quanh.

2. Trình tự thi công:

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

● Loại bỏ các chất dơ bẩn, bụi bặm trên bề mặt nền bê tông. Nếu trên bề mặt có bám dính dầu mỡ thì loại bỏ bằng hóa chất tẩy nhờn và sử dụng biện pháp cơ học. Phải loại bỏ tất cả các lớp vữa bê tông yếu trên bề mặt sàn.

● Mài xử lý lại bề mặt bằng máy mài công nghiệp gắn với máy hút bụi với mục đích vệ sinh bề mặt, loại bỏ các chất tạp trên nền bê tông và tạo chân bám.


Hình - Vệ sinh bề mặt sàn

Bước 2: Xử lý bề mặt

● Nếu bề mặt sàn có những vị trí lồi lõm, khuyết tật, bị nứt hay không bằng phẳng thì trước khi tiến hành thi công cần phải xử lý và loại bỏ hết tất cả các khuyết tật trên bề mặt bằng cách trộn vữa với Phụ gia chống thấm Latex 3B-100 chuyên dụng trám trét toàn bộ vị trí lồi lõm.

● Đối với những nơi có hiện tượng nứt hoặc vết nứt rộng ≦5mm thì phải tiến hành sửa chữa bơm keo 3B-1400 Epoxy 2 thành phần gia cố kết cấu và 3B-1401 Epoxy 2 thành phần để trám trét bề mặt vết nứt chuyên dùng cho sàn và tường bê tông.

trám nứt bề mặt thi công

Hình - Trám trét bả xử lý vết nứt bề mặt sàn

Bước 3: Thi công lớp Chống thấm

● Thi công vát góc: Tất cả các góc phải được bo góc lượn với vữa xi măng trộn với Phụ gia Latex 3B-100 chuyên dụng, và dán lưới thủy tinh gia cường vào vị trí bo góc chân tường tối thiểu 20cm và thi công chống thấm nhằm tăng cường chống nứt ở vị trí góc cạnh.


Hình - Vát góc chân tường , dán lưới cuốn chân tường

Thi công Lớp Lót: Trộn đều 3B-350 : Nước theo tỉ lệ (1 : 4)  Quét lớp lót 3B-350 (định mức 0.3kg/m2) tạo độ ẩm và độ kết dính giữa bê tông và lớp chống thấm, đợi keo khô từ 30-60 phút.


Hình - Quét lớp Sơn Lót 3B-350

Thi công Lớp sơn Chống thấm:

- Trộn đều 3B-220 theo tỷ lệ A:B (1:1,8) (TKL) trong một cái thùng sạch, khuấy đều bằng cần trộn điện có tốc độ thấp (khoảng 500 vòng / phút) cho tới khi hỗn hợp đồng nhất.

- Thi công lớp chống thấm thứ nhất bằng cọ hoặc cọ lăn, quét theo định mức 1kg / m2, độ dày 0,3 – 0,4mm, thi công theo 1 hướng cố định. Thời gian khô cứng trong vòng 3 – 4 giờ đồng hồ.


Hình – Thi công lớp 3B-220 thứ nhất

● Thi công lớp 3B-220 thứ hai khi lớp thứ nhất đã đủ cứng, dùng cọ hoặc cọ lăn quét theo định mức 1 kg/m2, độ dày đạt 0.3-0.4mm (đối với Mặt Sàn), định mức 0.3kg/m2, độ dày đạt 0.1-0.15mm (đối với Tường đứng), luôn luôn quét lớp vuông góc với nhau


Hình – Thi công lớp hoàn thiện 3B-220

Bước 4: Vệ sinh

- Vệ sinh làm sạch tất cả dụng cụ thiết bị bằng nước sạch ngay sau khi sử dụng. Vật liệu khi đã đông cứng chỉ có thể làm sạch bằng biện pháp cơ học.

Bước 5: Kiểm tra và Nghiệm thu bàn giao

- Tiến hành kiểm tra ngâm nước trong vòng 24h, sau đó nghiệm thu và bàn giao.


Hình – Kiểm tra ngâm nước

AN TOÀN LAO ĐỘNG:

● Trong quá trình thi công phải luôn luôn đeo găng tay và trang bị bảo hộ lao động đầy đủ trước khi vào làm việc.

● Phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp an toàn lao động trong quá trình thi công.

● Tất cả công nhân cần được huấn luyện về an toàn lao động trước khi vào làm việc.

● Phải chú ý đến An toàn làm việc, An toàn điện, An toàn phòng chống cháy nổ.

● Thông gió là điều kiện rất cần thiết với những khu vực thi công kín, không thoáng khí; không khí cần phải được lưu thông để đảm bảo thông thoáng tất cả khu vực làm việc và khu lân cận để tránh sự tích tụ của hơi hóa chất.

● Lưu trữ an toàn chứa vật liệu trong thùng, trong khu vực thoáng mát và tuyệt đối cấm lửa.

THÔNG TIN VỀ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN:

● Sinh thái học: Làm ô nhiễm nước, đổ bỏ theo quy định địa phương.

● Vận chuyển: Không nguy hiểm.

● Độc hại: Không độc hại.

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan