Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

CHỐNG THẤM KHE TIẾP GIÁP - NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

18/05/2019
TIN TỨC

Khe tieps giáp giữa 2 nhà là vị trí tương đối nhạy cảm đối với mỗi công trình. Thông thường, khoảng không gian của nó không lớn. Thậm chí là khó có thể nhìn trực tiếp vào được. Chính vì thế, đôi khi chúng ta không thể phát hiện và kiểm soát được các vấn đề xuất hiện trong đó. Điển hình như tình trạng nước mưa chảy vào và ứ đọng trong thời gian dài. cũng Chống Thấm 3B tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau nhé...

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, dân số tăng nhanh nên nhà cửa mọc lên san sát nhau không còn là điều xa lạ với chúng ta. Theo đó, khe tiếp giáp giữa hai nhà là nơi thuận lợi để nước mưa len lỏi và ứ đọng gây ra tình trạng thấm dột cho ngôi nhà.


NGUYÊN NHÂN GÂY THẤM Ở KHE TIẾP GIÁP GIỮA HAI NHÀ

- Các công trình liền kề không được thi công cùng thời gian, công trình sau sẽ khó (thậm chí là không) được tô trát kĩ lưỡng bên ngoài, và theo đó chống thấm là càng không thể.

- Nền móng của 2 công trình không đều nhau, bên cao bên thấp, tạo nên rãnh giữa 2 móng, đó là nơi lý tưởng để nước mưa ứ đọng và thấm sâu vào bên trong.

- Chất lượng thi công móng không đảm bảo do không khảo sát trước hiện trạng, lâu dần móng bị sụt lún, gêy nên các đường nứt tường và rãnh chân tường. Khi gặp mưa, nước sẽ len lỏi vào các đường nứt và rãnh này để thấm vào trong và thấm lên trên.

- Vật liệu không đảm bảo chất lượng, khi gặp sự thay đổi đột ngột của thời tiết sẽ bị co ngót và giãn nở không đồng đều, làm xuất hiện các vết nứt gây thấm.

HẬU QUẢ CỦA VIỆC THẤM KHE TIẾP GIÁP

Nếu công tác chống thấm không được xử lý kịp thời và hiệu quả, việc thấm khe tiếp giáp sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng kể cho ngôi nhà của bạn như:

- Tường trong nhà bị nước thấm vào, gây ra vết ố thấm loang lổ, mất mỹ quan ngôi nhà

- Mọc rêu mốc trên những khu vực bị thấm, ảnh hưởng đến sức khỏe người ở.

- Nếu là tường bếp, sẽ khiến không khí luôn ẩm ướt, thực phẩm khó bảo quản.

- Hư hỏng các thiết bị gắn tường hoặc sát tường như tivi, tủ lạnh,...

BIỆN PHÁP XỬ LÝ THẤM KHE TIẾP GIÁP GIỮA 2 NHÀ

Trong các hạng mục chống thấm, chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà là hạng mục khắt khe đòi hỏi người thợ thi công phải có tay nghề cao, sự tỉ mỉ, cẩn thận mới mang lại kết quả chống thấm và độ bền cao nhất. Sau đây Chống Thấm 3B sẽ đề cập đến một vài cách xử lý chống thấm khe giữa 2 nhà mang lại hiệu quả cao nhất.

Sẽ có 3 trường hợp liền kề xảy đến với nhà bạn như sau:

- Tường nhà bạn thấp hơn nhà hàng xóm

- Tường nhà bạn có chiều cao tương đương với tường nhà hàng xóm

- Tường nhà bạn cao hơn nhà hàng xóm

Tại vị trí khe tiếp giáp cũng có nhiều kích cỡ khác nhau, có khe rãnh nhỏ khó có thể nhìn thấy, có khe có độ rộng từ 1-5cm, có khe > 5cm.

Với mỗi trường hợp, chúng ta sẽ có cách xử lý khác nhau, Chống Thấm 3B sẽ đề cập cho bạn một số cách phù hợp với từng trường hợp như sau

A. Xử lý khe tiếp giáp nhỏ không nhìn thấy được

Những ngôi nhà liền kề thường có khe tiếp giáp rất nhỏ, mắt thường khó có thể thấy được những khe rãnh đó. Trường hợp này bạn có thể sử dụng các loại keo chống thấm gốc Polymer, Acrylic, Bitum hoặc cao cấp hơn có thể sử dụng gốc Polyurethane. Với các vật liệu chống thấm của 3B, có thể tham khảo các dòng sản phẩm chống thấm lộ thiên như 3B-450 (gốc Bitum) / 3B-800 (gốc Acrylic) / 3B-W800 Pro (gốc Polyurethane)

chống thấm khe tiếp giáp

B. Khe tiếp giáp có độ rộng từ 1-5cm

Với những ngôi nhà được xây dựng lâu, khoảng cách giữa 2 nhà từ 1-5cm thì chúng ta có thể sử dụng màng bitum dán chống thấm. Sau đó quét thêm 1 lớp chống thấm gốc Acrylic 3B-800 kháng UV. Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng lớp tôn inox không rỉ được ghim chặt vào tường, sau đó dùng SikaFlex miết dọc theo phần tôn ghim vào tường.

Những ngôi nhà xây dừng trên 3 năm, với khe lún ổn định thì việc giải quyết chống thấm cho những khe hở tường này cũng trở nên hiệu quả và triệt để hơn.


C. Khe tiếp giáp lớn hơn 5cm

● Khi khe tiép giáp lớn hơn 5cm, ta nên tham khảo phương pháp xây lòng máng, đây là cách xây dựng tạo đường thoát dạng 1/2 ống hoặc 1/4 ống tròn với độ nghiêng tùy thuộc vào thực tế của khe tiếp giáp giữa 2 nhà.

Nếu khe tiếp giáp không lớn hơn 10cm và tường hai nhà bằng nhau: với khoảng cách đó, thợ xây dựng không thể trát tường cũng như chống thấm cho tường ngoài của bạn được, lúc ấy chúng ta nên yêu cầu thi công tạo lòng máng 1/2 ống tròn cho mình. Bằng cách quay ngang gạch tại điểm cuối tiếp giáp, rồi sử dụng vữa và gạch vụn để tạo vách máng, trát bề mặt rồi tiến hành quét chống thấm.

Nếu khe tiếp giáp giữa 2 nhà hẹp, hoặc tường nhà hau bên không bằng nhau: thợ thi công sẽ tạo lòng máng 1/4 ống tròn, cách thi công này có thể dùng vữa và gạch vụn để tạo lòng máng, hoặc các vật liệu khác như: Tôn, màng chống thấm, tấm nhựa,...

● Lưu ý quan trọng khi tạo lòng máng: với mục đích tạo lòng máng là để thoát nước nhanh, nên chúng ta cần đảm bảo độ dốc đều và chống thấm cho lòng máng.


Với việc xử lý và chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà đòi hỏi thợ thi công phải có tay nghề kỹ thuật cao, sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng khâu công việc, thì Chống Thấm 3B là lựa chọn đúng đắn của bạn khi muốn bảo vệ ngôi nhà của bạn. 

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan