Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

XỬ LÝ NỨT CÔNG TRÌNH - NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

03/07/2024
TIN TỨC

Những vết nứt khi không được phát hiện và khắc phục kịp thời, sẽ đem lại những hậu quả không ngờ. Từ những vết nứt trần và tường, có thể khiến công trình bị thấm dột nghiêm trọng, hay có thể gây ra những tai nạn nghiêm trọng như rơi vỡ bê tông, sập trần, hỏng hóc kết cấu công trình,... Nên khi phát hiện nứt, ta cần nhanh chóng khắc phục để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc trên. Cùng Chống thấm Three B phân loại các vết nứt và biện pháp khắc phục tình trạng nứt nhé.

XỬ LÝ NỨT CÔNG TRÌNH

Nứt bê tông là hiện tượng rất phổ biến tại các công trình xây dựng. Từ những vết nứt, có thể khiến công trình bị thấm dột, hay có thể gây ra những tai nạn nghiêm trọng như rơi vỡ bê tông, sập trần, hỏng hóc kết cấu công trình,...làm giảm tuổi thọ của công trình và ảnh hưởng đến sự an toàn của người sinh hoạt trong công trình.

Để tránh những hậu quả đáng tiếc trên, khi công trình xuất hiện các vết nứt, ta nên xem xét nguyên nhân vì sao dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt, phân loại để đánh giá mức độ nguy hiểm của vết nứt, sau đó đưa ra phương án xử lý nứt tùy vào tình trạng vết nứt và tiến hành xử lý.


NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG NỨT

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt trong công trình như :
1/ Kết cấu quá tải: Do nhà thầu tính toán sai tải trọng công trình hoặc do gia chủ sử dụng sai công năng so với thiết kế ban đầu.
2/ Móng công trình bị sụt: Do khi thi công lèn nền đất không đủ chặt hoặc do không khảo sát kỹ lưỡng địa chất khu vực xây dựng.
3/ Yếu tố bên ngoài: Do tác động của thời tiết, nhiệt độ của môi trường bên ngoài.
4/ Thi công không đạt chuẩn: Do vật liệu thi công không đủ chất lượng hoặc không đảm bảo kỹ thuật khi thi công.

PHÂN LOẠI VẾT NỨT

Việc phân loại vết nứt có thể giúp chúng ta đánh giá được tình trạng và có biện pháp xử lý nứt phù hợp cho từng trường hợp.

Nứt có thể chia làm 2 loại là nứt vữa và nứt bê tông
- Nứt vữa là những vết nứt nhỏ. Vết nứt này thường không phát triển thêm, chúng làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và kết cấu xây dựng của căn nhà.
- Nứt bê tông là những vết nứt sâu, dài và rộng. Nước mưa có thể thông qua vết nứt này, thẩm thấu dần vào xi măng và thấm vào bức tường bên trong. Những vết nứt này để lâu ngày có thể làm rạn nứt tường, gây hỏng hóc toàn bộ công trình, nên nhanh chóng tiến hành xử lý nứt để đảm bảo sự an toàn của thành viên trong gia đình. 


BIỆN PHÁP XỬ LÝ VẾT NỨT

Hôm nay Chống thấm 3B xin được chia sẻ đến các bạn về sản phẩm và các phương pháp xử lý vết nứt.

1. Sản phẩm xử lý nứt:

Sản phẩm xử lý nứt cua Chống thấm 3B gồm Keo Epoxy Gia Cố Vết Nứt 3B-1400 và Epoxy Trám Lấp Vết Nứt 3B-1401.

3B-1400 là Keo Epoxy 2 thành phần, dùng để bơm vào vết nứt nhằm gia cố kết cấu cho công trình. Với độ nhớt thấp, sản phẩm dễ dàng được bơm sâu vào vết nứt bằng máy bơm cao áp hoặc ống bơm xi lanh. 

3B-1401 là sản phẩm 2 thành phần, thể rắn chắc, cường độ cao và có độ bám dính cao trên mọi bề mặt, khi thi công không bị chảy xệ giúp việc trám lấp vết nứt được hoàn thành dễ dàng. 


2. Phương pháp xử lý nứt:

Công tác xử lý và gia cố vết nứt gồm 2 phương pháp thi công: Xử lý nứt bằng máy cao áp và Xử lý nứt bằng ống bơm xi lanh

A. XỬ LÝ NỨT BẰNG MÁY BƠM CAO ÁP

1. Vật Liệu Thi Công

● 3B-1400 : Epoxy Gia Cố Tăng Cường Kết Cấu.

● 3B-1401 : Epoxy Trám Lấp Đường Nứt.

● SL-500 : Máy Bơm Keo Áp Lực Cao.

● Kim Bơm : A10, A15, A20, C8, C10.


2. Thiết Bị Thi Công

● Máy Hút Bụi Công Nghiệp

● Máy Mài Sàn Công Nghiệp

● Máy Đục Bê tông

● Máy Khuấy Trộn

● Dụng cụ Thi Công.


3. Quy Trình Thi Công

3.1. Khảo sát thực tế Khu vực nứt (KVN):

● Nguyên nhân gây ra các vết nứt sau khi bê tông đóng rắn: Do quá tải hoặc thiết kế sai hoặc thi công đặt thiếu, sai cốt thép, do tác động cơ học, chênh lệch độ ẩm và nhiệt, phản ứng hoá học của các thành phần vật liệu xung khắc (ví dụ phản ứng kiềm - cốt liệu) hay do tác động môi trường ...

3.2. Trình tự thi công xử lý nứt

thi công xử lý nữt

● Vệ sinh bề mặt

- Loại bỏ các chất dơ bẩn, bụi bặm trên bề mặt nền sàn gạch. Nếu trên bề mặt có bám dính dầu mỡ thì phải loại bỏ bằng hóa chất tẩy nhờn và sử dụng biện pháp cơ học. Phải loại bỏ tất cả các lớp vữa bê tông trên bề mặt sàn để vệ sinh và kiểm tra đường nứt.

● Khoan lỗ kim

- Khoan lỗ tại điểm nứt, khoảng cách giữa các mũi khoan từ 15-20cm, mỗi 1m chỉ làm được khoản 5-6 kim. Khoan sâu vô 1/2 so với độ dày của bức tường hoặc sàn bê tông. Sau khi khoan phải vệ sinh sạch sẽ lỗ khoan.

● Đặt đầu kim vào lỗ khoan

- Đặt đầu kim vào lỗ đã được khoan vào cho đầu kim nằm dưới bề mặt bê tông, dùng thiết bị vặn đai ốc vặn chặt đầu kim cho chắc, càng chặt càng tốt để vật liệu không bị tràn ra ngoài khi bơm.

● Trám trét lại đường nứt bằng 3B-1401

- Sau khi gắn kim xong ta tiến hành dùng keo 3B-1401 epoxy trám lấp đường nứt lại, để tránh tình trạng bơm keo Epoxy 3B-1400 bị chảy ra ngoài, sau khi trám xong keo 3B-1401 để sau 3 - 4 tiếng keo khô hoàn toàn ta mới tiến hành bơm keo epoxy 3B-1400 hàn gắn và gia cố vết nứt lại.  

● Bơm Epoxy 3B-1400 vào đường nứt

- Bơm keo Epoxy hàn gắn vết nứt 3B-1400 vào bên trong vị trí đường nứt bằng máy bơm áp lực cao SL-500. Trong tình trạng nén thấy keo tràn ra ngoài là ngưng ngay, bơm tiếp kim khác.


B. XỬ  LÝ NỨT BẰNG ỐNG BƠM XI LANH

1. Vật Liệu Thi công

● 3B-1400 : Epoxy Gia Cố Tăng Cường Kết Cấu.

● 3B-1401 : Epoxy Trám Lấp Đường Nứt.

● Ống Bơm Xi Lanh / Ống Bơm Xi Lanh Lò Xo.

VẬT LIỆU THI CÔNG XỬ LÝ NỨT

2. Thiết Bị Thi Công

● Máy hút bụi công nghiệp

● Máy mài sàn công nghiệp

● Máy đục bê tông

● Máy khuấy trộn

● Dụng cụ thi công


3. Quy Trình Thi Công

3.1. Khảo sát thực tế Khu vực nứt (KVN):

● Nguyên nhân gây ra các vết nứt sau khi bê tông đóng rắn: Do quá tải hoặc thiết kế sai hoặc thi công đặt thiếu, sai cốt thép, do tác động cơ học, chênh lệch độ ẩm và nhiệt, phản ứng hoá học của các thành phần vật liệu xung khắc (ví dụ phản ứng kiềm - cốt liệu) hay do tác động môi trường ..

3.2. Trình tự thi công xử lý nứt bằng ống bơm xi lanh

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

- Loại bỏ các chất dơ bẩn, bụi bặm trên bề mặt nền sàn gạch. Nếu trên bề mặt có bám dính dầu mỡ thì phải loại bỏ bằng hóa chất tẩy nhờn và sử dụng biện pháp cơ học. Phải loại bỏ tất cả các lớp vữa bê tông yếu trên bề mặt sàn để vệ sinh và kiểm tra đường nứt.

- Tiến hành cắt rãnh chữ V chạy dài theo đường nứt.

cắt nứt

Bước 2: Khoan lỗ kim

- Khoan lỗ tại điểm nứt, khoảng cách giữa các mũi khoan từ 15-20cm, mỗi 1m chỉ làm được khoản 5-6 kim.Khoan sâu vô 1/2 so với độ dày của bức tường hoặc sàn bê tông. Sau khi khoan ta vệ sinh sạch những lỗ đã khoan vào.

Bước 3: Gắn ống bơm xi lanh 3B-1401

- Dùng Epoxy 3B-1401 để dán đế ống bơm xi lanh và dọc theo đường nứt để tránh tình trạng bơm keo Epoxy 3B-1400 bị chảy ra ngoài, sau khi trám xong keo 3B-1401 để sau 3-4 tiếng keo khô hoàn toàn ta mới tiến hành bơm keo epoxy 3B-1400 hàn gắn vết nứt lại.


Bước 4: Bơm Epoxy 3B-1400 vào ống xi lanh

- Bơm keo Epoxy hàn gắn vết nứt 3B-1400 vào bên trong ống bơm xi lanh bằng 2 cọng thun. Trong tình trạng nén thấy keo tràn ra ngoài là ngưng ngay, bơm tiếp kim khác.

Bước 5: Gỡ ống xi lanh và vệ sinh lại đường nứt.





ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  • Lọc theo:
  • Tất cả
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
Chia sẻ

Bài viết liên quan