Thành Tiền | 0đ |
---|---|
Tổng Tiền | 0đ |
Thấm tường nhà là hiện tượng khá phổ biến trong xây dựng nhà ở, đặc biệt là nhà ở tại Việt Nam. Điều này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu cho chủ nhà mà còn có nguy cơ làm giảm tuổi thọ đồ dùng, thiết bị âm tường và toàn bộ công trình nói chung. Cùng Chống Thấm 3B tìm hiểu về tình trạng này và hướng giải quyết tận gốc nhé...
CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ - NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
NHỮNG DẤU HIỆU THẤM TƯỜNG NHÀ
Khi tường nhà bị thấm sẽ có những dấu hiệu rõ rệt, chỉ cần chú ý một chút là sẽ dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, cụ thể:
- Không gian sinh hoạt trong nhà có mùi ẩm mốc khó chịu.
- Trên tường có nhiều mảng nấm mốc, ố vàng, sơn tường phân màu, chỗ nhạt màu, chỗ đậm màu do bị ngấm nước khiến sơn nội thất bị phai màu.
- Lớp sơn tường nhà bị phồng dộp hay bị lột ra từng mảng do độ ẩm cao và không giữ được sự khô thoáng.
- Nếu tường nhà bạn làm bằng gỗ hay thạch cao thì có thể sẽ bị cong vênh, mục nát do hơi ẩm.
- Có sự chập điện gây nhảy Attomat do các mối nối điện bị nước rò rỉ thấm vào.
- Thấy chân tường rỉ nước ra và gây trơn trợt khi chảy xuống nền.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN TƯỜNG NHÀ BỊ THẤM
1. Do các tác động từ thời tiết:
Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa khá rõ rệt, cùng thời thiết nắng nóng, độ ẩm cao, mưa nhiều, nhiệt độ giữa các mùa trong năm chênh lệch khá lớn.
Là các tác nhân gây nên hiện tượng co giãn liên tục, phá huỷ bề mặt và cấu trúc vật liệu xây dựng, gây rạn nứt tường, tạo điều kiện cho nữa xâm nhập, thấm ẩm từ chân tường và sàn nhà, trần nhà…
2. Tường bị thấm do bị nứt, sụt lún, nghiêng
- Khi tường có dấu hiệu bị nứt do sự co giãn nhiệt độ, đường nứt có biên độ rộng từ 1.5-2mm, miệng vết nứt có rêu mốc, ố vàng.
- Nước mưa khi trượt theo vách tường đứng có xu hướng đâm xuyên vào bên trong, qua quá trình trượt trên bề mặt tường bị nứt (bề mặt tường không phẳng mịn) sẽ có đủ độ trễ để thấm dần đều vào bên trong nhà.
- Đến 90% sự cố thấm tường liên quan đến việc ngôi nhà không thể thoát hoặc bốc hơi nước do tường nứt thay đổi cấu trúc phẳng của bề mặt, tường bị biến dạng. Khi tường không còn giữ đúng phương vuông góc với hệ
móng.
- Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do kết cấu móng suốt quá trình sử dụng bị sụt lún, nứt đà dầm giữa các sàn, hoặc vị trí tiếp giáp vách tường liền kề bị hở, nước len lỏi và thấm dần vào bên trong. Nếu thấy tường bị
nứt gãy mạnh, độ mờ vết nứt lớn chắc chắn là nứt kết cấu.
3. Kỹ thuật xây dựng
- Bản chất của bê tông có tính đàn hồi, giãn nở sẽ đặc chắc. Khi bê tông không thi công đúng tiêu chuẩn sẽ bị nứt, các hạng mục chống thấm không thể hàn gắn đường nứt lớn cũng như tham gia vào kết cấu công trình.
- Quá trình khoan khảo sát địa chất không thực hiện một cách đầy đủ, chi tiết, người xây dựng không nắm vững tính chất địa chất của khu vực dẫn đến sai sót trong thiết kế kết cấu công trình, kết cấu móng nền yếu khiến cho
công trình bị sụt lún, nứt và thấm.
4. Tường nhà được xây với vật liệu không đạt chuẩn
- Tường có thể được hình thành bởi nhiều loại vật liệu khác nhau; tường gạch, tường lắp ghép bằng tấm bê tông nhẹ, bê tông khí chưng áp, hoặc vách nhôm kính. Khi tường có dấu hiệu bị thấm, rò rỉ nước vào bên trong nhà,
hoạt động sống bên trong sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi; bụi bẩn, ẩm mốc, mùi hôi do ẩm mốc, thậm chí nghiêm trọng hơn phần hồ vữa, vật liệu trang trí trên tường sẽ bị bung trong, nổ rộp,...
- Khi kỹ thuật xây tường cộng với chất lượng hồ vữa và gạch không đạt chuẩn, sẽ làm cho bề mặt tường dễ dàng bị tác động bởi những tác nhân gây thấm từ bên ngoài, giảm tuổi thọ và xuất hiện những vết nứt khién những tác
nhân gây thấm xâm nhập vào kết cấu bên trong.
5. Tường nhà không được thi công chống thấm:
Một số nguyên nhân thấm dột tường nhà là do không có xử lý chống thấm khiến cho công trình khi đưa vào sử dụng vào mùa mưa lập tức xảy ra hiện tượng thấm dột:
Nhà ở nếu không được trang bị một hệ thống chống thấm chất lượng ngay từ khi xây dựng ngôi nhà sẽ là một điều vô cùng thiếu sót.
Tường nhà sẽ mau chóng bị nước xâm nhập và gây hại qua các mao mạch hỏ và các vết nứt, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của ngôi nhà.
Không chống thấm nhà vệ sinh, nơi tiếp xúc thường xuyên với nước sẽ gây rò rỉ nước, gây hư hỏng các thiết bị và bộ phận cấu trúc khác trong nhà, đặc biệt là trần nhà và tường nhà.
PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM TƯỜNG NHÀ
Trước khi tiến hành sửa chữa hay thi công chống thấm, ta nên tìm hiểu kĩ nguyên nhân gây thấm, từ đó giúp ta có được biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho tình trạng mà tường nhà gặp phải.
A. Đối với tường nhà cũ: nguyên nhân bị thấm nước chủ yếu do xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp như bong tróc, ẩm mốc, rạn nứt,…tức là lúc này, tường đã bị thấm bên trong rất nhiều, đối với những công trình này, cần phải thực hiện những bước cơ bản sau:
Bước 1: Loại bỏ lớp vữa bị ẩm mốc
- Chà sạch bề mặt, loại bỏ các lớp vữa bị ẩm mốc
- Xịt sạch bụi bẩn bám trên bề mặt tường sau khi chà
Bước 2: Xử lý bề mặt mới
- Thi công trong điều kiện thời tiết không nóng, không mưa
- Xử lý bề mặt tường, trần phẳng bằng giấy nhám trước khi sơn để tăng độ bám dính
Bước 3: Xử lý bằng vật liệu chuyên dụng
Nên lựa chọn dòng sơn dành riêng cho tường ngoài với công dụng chống thấm, chống UV sẽ giúp bảo vệ công trình và ngôi nhà của bạn tốt nhất.
B. Đối với tường nhà đang thi công
Bước 1: Xử lý tầng hầm và bề mặt tiếp giáp
- Nghiên cứu, khảo sát một cách kỹ lưỡng địa chất công trình, các tính chất cơ lý của đất đá, đặc điểm của mạch nước ngầm để có giải pháp thi công hợp lý cho móng nền, tầng hầm và chân tường.
- Thiết kế mái đảm bảo độ thoát nước tránh đọng nước. Với mái bằng phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.
- Thiết kế mặt bằng, phân khu hợp lý để khu vực nhà vệ sinh, bể chứa, bể phốt không bị thấm nước sang các khu vực công trình lân cận.
- Tạo độ dốc 2-3% cho các sàn nhà vệ sinh, sân thượng, ban công hay các sàn chịu nước khác.
- Tường không nên xây quá mỏng, nên sử dụng gạch đúng tiêu chuẩn cho từng khối xây.
Bước 2: Lựa chọn vật liệu chống thấm
- Sử dụng phụ gia chống thấm đúng tỷ lệ và quy cách quy định của nhà sản xuất.
- Sơn hoàn thiện cho ngôi nhà bằng sơn dành riêng cho tường ngoài với công dụng chống thấm, kháng UV và thẩm mỹ như sản phẩm sơn chống thấm có màu 3B-800 gốc Acrylic hoặc 3B-W800 Pro gốc Polyurethane.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn giải quyết phần nào những thắc mắc về chống thấm tường nhà.
Khi cần khảo sát hoặc tư vấn về sản phẩm rõ hơn, hãy liên hệ với 3B nhé!
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM